CÁCH LÀM PHÂN NÀY MÌNH SƯU TẦM TỪ 1 CHUYÊN GIA TRỒNG CÂY TẠI GIA. NẾU NHÀ BẠN NÀO CÓ ĐIỀU KIỆN THÌ ÁP DỤNG NHA, KHỎI MUA PHÂN NGOÀI CHỢ. NHÀ CÓ VƯỜN RỘNG RÃI CÀNG TỐT VÌ CHẮC CHẮN NGÂM LÀ SẼ CÓ MÙI Ạ.
1. LÀM PHÂN NƯỚC - Chuẩn bị 2 cái thùng có nắp đậy, 1 cái xô nhỏ để gần bếp đê đựng đồ ăn thừa hàng ngày... - Hàng ngày đổ nước vo gạo, cơm thừa, cọng rau, rau củ, trái cây hỏng.....trừ đồ ăn có mắm muối, còn cái gì bỏ đi là trút hết vào đó nha .. Hàng ngày xách lên trút vào thùng 1 rồi đậy nắp, khoảng 1 tuần sau ( hoặc càng lâu càng tốt) nó phân hủy bớt thì đảo đều, sau đó chắt nước đó sang cái thùng thứ 2, đậy nắp lại... - Đồ ăn thừa vẫn tiếp tục trút vào thùng 1 và chắt lọc tương tự... Ai tiết kiệm thì hoàn toàn có thể dùng 1 thùng thôi khỏi phải chắt, tính tớ cẩn thận quá và muốn tích trữ vì tớ dùng nhiều nên tớ xài hẳn 2 thùng 5 lít đặt cạnh nhau ạ hihi Mỗi lúc tưới chỉ cần pha khoảng hơn 2 ca phân nước tự làm đố vào cái thùng sơn sau đó cho nước vào đầy thùng, ngoáy đều lên rồi tưới, khoảng 5 - 7 ngày tưới 1 lần là tốt nhất ạ.
2. LÀM PHÂN TỪ NƯỚC TIỂU - Dùng 3Kg Lân bột + Khoảng 5-->6 lít nước giải sau đó ngâm khoảng 1 tuần rồi bổ sung thêm khoảng 5 Lit nước sach. Trong thời gian ngâm cứ 1-2 ngày bạn dùng que khuấy để Lân bột tan. Khi ngâm Lân bột với nước giải không biết nó xảy ra phản ứng gì đó giúp Lân bột sủi bọt và tan ngay và khi sử dụng cũng thấy nước giải không còn mùi khai mấy nữa. Cách sử dụng như sau: - Trước khi sử dụng dung dịch đã ngâm này nên khuấy đều lên cứ 1 Lít dung dịch này sẽ pha loãng với khoảng 10 lít nước sạch rồi tưới cho cây. Khoảng 1 tuần sau khi tưới bạn sẽ thấy kết quả ngay. - Thời gian tưới cứ khoảng 10-15 ngày bạn tưới một lần. ps: Cần lưu ý tưới cây nhỏ thì dù cây gì cũng phải pha thật loãng hơn nữa để tưới, nếu ko nó sẽ nghoẻo vì xót đấy ạ
Chế Tạo Phân Bón Dùng Cho Vườn Nhà
Thay vì sử dụng các loại phân bón hóa học có hại cho sức khỏe và môi trường, mỗi gia đình có thể tận dụng các loại rác thải nhà bếp để làm thành chất dinh dưỡng sạch bón cho cây trồng.
Rác thải nhà bếp như hoa quả dư thừa hoặc hư hỏng, các vỏ như vỏ quả chuối, vỏ cam, xác cà phê, xác trà đều là nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho cây trồng. Đặc biệt, lá, thân, quả và vỏ chuối rất giàu kali và lân,là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho các loại cây được trồng để lấy hoa và quả
Các cách sử dụng khác nhau
1- Dùng trực tiếp
Khi cây trồng còn non và phát triển thân lá, nên lựa chọn những rác thải có nhiều đạm như vỏ hoặc đu đủ, chuối, cam bị hư hỏng, cuộng rau lá xanh như rau muống, cải, để tạo dung dịch tưới trực tiếp vào đất.
Có thể cắt nhỏ vỏ chuối và vùi vào đất cạnh gốc cây hoặc xay nhuyễn rồi hòa với nước tưới vào đất bổ sung dinh dưỡng cho cây khi chúng ra hoa và quả.
2. Làm Phân Ủ Hữu Cơ
Ngoài ra, có thể gom và cắt nhỏ tất cả các loại rau quả bị hỏng, thừa, vỏ quả sau khi gọt, các cuống rau, bã cà phê, bã chè, và cỏ, lá rụng, cho hết vào thùng ủ cùng để ở góc vườn.
Để làm phân ủ, trước tiên phải có dụng cụ chứa rác hữu cơ như thùng gỗ, thùng xốp, hoặc thùng nhựa lớn đục nhiều lỗ nhỏ xung quanh để có không khí, tốt nhất nên làm hai cửa phía dưới để lấy phân thành phẩm ra ngoài.
Hàng ngày, có thể bỏ các loại rác hữu cơ vào thùng. Nếu trong thùng khô quá thì cho thêm một ít nước để tăng độ ẩm. Rác hữu cơ sẽ được phân hủy và xẹp dần xuống, sau 60 ngày, rác sẽ phân hủy thành phân ủ có độ mịn, tơi xốp, màu đen không mùi. Phân này đem bón cho cây, hoa, rau màu vô cùng tốt, rau xanh mướt, hoa nở to đẹp, cây mau lớn, cho nhiều trái.
Chú ý: Chọn nơi nắng tốt nhất và đặt thùng ủ trên đất thay vì trên nền xi-măng để bảo đảm các vi khuẩn hữu ích và giun có thể đi vào thùng ủ.
3. Tạo Dung Dịch Lên Men
Có thể tạo chúng thành dung dịch đã được lên men bằng cách cắt nhỏ vật liệu này cho vào chum/vại cùng với đường vàng hoặc mật mía tỷ lệ 1: 0,5 để lên men trong 1 tuần, sau đó chắt dịch cốt ra chai để ở nơi mát. Mỗi lần sử dụng lấy 20 - 30 g dịch cốt pha với 10 lít nước phun lên lá.
Dung dịch đã lên men là phương pháp an toàn nhất. Khi cây ra hoa, quả cần bổ sung thêm ka li từ lá, thân, quả hoặc vỏ chuối. Tiện nhất là vỏ chuối ăn xong có thể cắt nhỏ trộn vào đất cạnh gốc cây. Cung cấp một chế độ dinh dưỡng cân đối cho cây trồng, giúp cây phát triển khỏe mạnh, chống chịu được sự tấn công của sâu bệnh hại.
Hồ Thị Diệu Huyền